DANH MỤC

Kiểm tra CIC bạn có bị nợ xấu không?

Lượt xem: 139 - Ngày: 09/10/2020

1. KHI NÀO THÌ BỊ RƠI VÀO ĐỐI TƯỢNG NỢ XẤU? NỢ XẤU BAO LÂU ĐƯỢC XÓA?

Nợ xấu là một thuật ngữ chắc hẳn ai cũng đã từng nghe, nhưng có rất nhiều khách hàng bị tổ chức tín dụng từ chối cho vay thì mới tá hỏa biết rằng mình bị nợ xấu tại ngân hàng. Mặc dù vậy, bị nợ xấu không có nghĩa là không được phép tiếp tục vay tiền, thực tế chỉ ra rằng vẫn có cách để xóa nợ xấu tại tổ chức tín dụng chỉ cần khách hàng quan tâm lưu ý tới cách thức hoạt động của chúng để tiếp tục được vay vốn về sau này hoặc đáo hạn món vay khi cần thiết.

Hiểu rõ về nợ xấu

Hiểu một cách đơn giản thì nợ xấu là khoản tiền mà bạn vay mượn bạn bè, người thân, người xa lạ hoặc tổ chức nào đó… trong một thời gian nhất định. Nhưng khi đến hạn trả nợ thì vì lý do nào đó mà bạn vẫn chưa có tiền để trả nợ.

Tương tự theo định nghĩa của ngân hàng thì nợ xấu là những khoản nợ vay tại các tổ chức tín dụng đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính từ ngày bắt đầu đến hạn trả. Các khoản nợ xấu hiện hành hoặc các khoản đã phát sinh từ trước thời điểm hiện tại một khoảng thời gian, cho dù đã tất toán nhưng vẫn hiện hữu trong lịch sử tín dụng của khách hàng và ảnh hưởng trực tiếp tới điểm xếp hạng tín dụng của họ hoặc không nằm trong tiêu chí cho vay của ngân hàng. Do vậy các khách hàng có nợ xấu hoặc có lịch sử nợ xấu rất khó khăn hoặc gần như không thể vay mượn tại các tổ chức tín dụng.

Các lí do có thể phát sinh nợ xấu

  • Sử dụng thẻ tín dụng không kiểm soát dẫn tới mất khả năng thanh toán nên không trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.
  • Mua hàng trả góp tại các siêu thị nhưng không trả tiền đầy đủ & đúng hạn theo cam kết trong hợp đồng vay tiền.
  • Sử dụng thẻ thấu chi của các ngân hàng theo lương, do chi tiêu quá mức nên đến kỳ thanh toán trong tài khoản lương không đủ tiền trả nợ nên phát sinh nợ quá hạn.
  • Không chấp nhận cách tính lãi của khoản vay nên khách hàng chây ỳ, cố tình không trả nợ dẫn tới khoản vay bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu….
  • Không biết hoặc quên, hoặc cố tình không chấp nhận các khoản phí phạt do quá hạn ngày thanh toán, dẫn tới khoản phí phạt này chuyển thành các khoản nợ quá hạn.

Sau khi đã có lịch sử nợ xấu thì khách hàng vay vốn sẽ không thể vay thêm được bất cứ một khoản vay nào nữa tại các tổ chức tín dụng, vì đây là một tiêu chí quy định điều kiện cho vay của các ngân hàng.

Nhưng nhu cầu sử dụng tiền mặt của mỗi người luôn cao, nên làm thế nào để xóa nợ xấu là mối quan tâm của nhiều người đã mắc nợ xấu cũng nhưng là những người quan tâm để tránh bị nọ xấu.

Cách xóa nợ xấu để dễ dàng vay mượn tiền tại các ngân hàng

Lịch sử vay vốn tại các ngân hàng được lưu lại toàn bộ trong hệ thống. Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) sẽ là nơi cung cấp thông tin cá nhân vay vốn về cho các ngân hàng. Việc quản lý tập trung này sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể quản lý được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay cũng như tình hình giải ngân, hạn chế nợ xấu nhất.

Hệ thống CIC đánh giá mức độ nợ xấu của khách hàng, được chia thành năm mức:

Nhóm 1Nhóm nợ đủ tiêu chuẩnDưới 10 ngàyCó thể xem xét vay ngay
Nhóm 2Nhóm nợ cần chú ýTừ 10 ngày tới dưới 30 ngàySau 12 tháng
Nhóm 3Nợ dưới tiêu chuẩn

 

Từ 30 tới dưới 90 ngày5 năm
Nhóm 4Nợ nghi ngờ bị mất vốnTừ 90 ngày dưới 180 ngày5 năm

 

Nhóm 5Nhóm nợ có khả năng mất vốnNợ từ 180 ngày trở lên5 năm

 

Đối với các khoản vay dưới 10 triệu đồng, khách hàng cần thực hiện thanh toán ngay lập tức. Vì căn cứ theo Khoản 1, Điều 11 Thông tư số 03/2013/TT-NHNN ngày 28/2/2013 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thì từ ngày 01/12/2014 Ngân hàng Nhà nước ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay có dư nợ quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng sẽ không còn lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình nữa.

Đối với các khoản vay trên 10 triệu đồng, khách hàng vẫn cần thu xếp tài chính để tất toán ngay khoản nợ xấu bao gồm cả gốc và lãi phát sinh tại thời điểm thanh toán. Khi đã thanh toán khoản vay này thì đây là cách tốt nhất để giải quyết triệt để khoản nợ xấu tại ngân hàng của người vay. Sau đó cần thông báo ngay với cán bộ tín dụng về việc đã hoàn thành việc thanh toán hết nợ quá hạn tại tổ chức tín dụng. Nếu cần thì khách hàng hoàn toàn có quyền đề nghị ngân hàng làm văn bản xác nhận về việc đã hoàn trả nợ đã quá hạn và lí do khách quan phát sinh khoản nợ xấu này.

Thông tin lịch sử tín dụng của một khách hàng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Theo đúng tuần tự thì sau 12 tháng trả hết nợ xấu, lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, một số ngân hàng vẫn chấp nhận khách hàng có lịch sử nợ xấu với điều kiện nguyên nhân phát sinh nợ xấu là do lí do khách quan, và thực tế tình hình tài chính của người vay rất tốt.

Từ nhóm 3 trở đi, người vay sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm.

Bởi vậy, người vay cần tránh mắc nợ quá hạn (rơi vào nhóm nợ xấu), điều này không chỉ mất “điểm” trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn, thậm chí sẽ không được thực hiện thêm bất cứ một khoản vay bất kỳ nào nữa với các tổ chức, ngân hàng hoặc công ty tài chính ở Việt Nam.

Sử dụng những kênh thanh toán khoản vay tự động để hạn chế nợ xấu

Đôi khi vì quá bận rộn, vì quên… khiến bạn chậm thanh toán các khoản vay, thẻ tín dụng và nguy cơ rơi vào người có nợ xấu. Để hạn chế điều này, bạn có thể sử dụng những tính năng thanh toán toán tự động từ các tài khoản trực tuyến của ngân hàng.

Ví dụ như, khi sử dụng sản phẩm vay/thẻ tín dụng tại Ngân hàng, bạn có thể đăng ký thanh toán tự động qua tài khoản OCB OMNI. Chỉ cần đăng ký một lần, hàng tháng đến ngày đã lên lịch, hệ thống sẽ tự động trích tiền từ tài khoản thanh toán để “trả nợ” cho bạn. Như vậy, nguy cơ phát sinh nợ xấu của bạn sẽ hoàn toàn được kiểm soát.

2. XẾP HẠNG TÍN DỤNG LÀ GÌ? NÂNG CAO HẠNG TÍN DỤNG TRÊN CIC CÓ THỰC SỰ KHÓ?

Giúp khách hàng giải quyết các thắc mắc về xếp hạng tín dụng là gì? Cũng như cùng khách hàng đưa ra các giải pháp để nâng cao hạng tín dụng trên CIC.

Xếp hạng tín dụng là một hoạt động không chỉ có vai trò quan trọng đối với các ngân hàng mà ngay đối với chính các khách hàng nó đã trở thành yếu tố quyết định hàng đầu về việc khách hàng có được chấp nhận cho vay hay không. Để giúp khách hàng có thể hiểu rõ nhất về xếp hạng tín dụng là gì? chúng tôi sẽ đưa ra các thông tin chi tiết, cụ thể nhất, đồng thời giúp khách hàng đưa ra các giải pháp thiết thực nhất để nâng cao hạng tín dụng của khách hàng

A. XẾP HẠNG TÍN DỤNG LÀ GÌ?

 

Ý nghĩa quan trọng của xếp hạng tín dụng hiện nay

Ý nghĩa quan trọng của xếp hạng tín dụng hiện nay

Xếp hạng tín dụng là ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng, thể hiện khả năng và thiện chí trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.

Xếp hạng tín dụng cá nhân tại Việt Nam hiện nay được thực hiện bởi CIC – Trung tâm Thông tin Tín dụng quốc gia Việt Nam. Là tổ chức trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, nắm được nguồn thông tin tổng hợp về tình hình tín dụng của các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, CIC có lợi thế nhất để có thể chấm điểm tín dụng và tạo ra bảng xếp hạng tín dụng minh bạch và chính xác nhất.

Ý NGHĨA CỦA XẾP HẠNG TÍN DỤNG

Xếp hạng tín dụng có ý nghĩa quan trọng hai chiều đối với ngân hàng và cả khách hàng. Đối với ngân hàng, xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ giúp các ngân hàng phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cũng như để hướng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tín dụng như vay tín chấp, vay mua nhà, vay mua xe phù hợp cho các khách hàng đi vay.

Song song với đó, đối với các khách hàng việc xếp hạng tín dụng sẽ giúp khách hàng có các căn cứ cụ thể nhất để làm hồ sơ vay vốn. Đồng thời căn cứ vào bảng xếp hạng tín dụng mà khách hàng có ý thức để cải thiện điểm tín dụng, để có thể được vay ngân hàng các khoản vay với hạn mức cao nhất nhưng được hưởng lãi suất thấp nhất.

B. CÁCH XẾP HẠNG TÍN DỤNG CÁC NHÂN CỦA CIC

CIC xếp hạng tín dụng khách hàng như thế nào?

CIC xếp hạng tín dụng khách hàng như thế nào?

Hiện nay, CIC sẽ căn cứ vào lịch sử tín dụng các nhân của khách hàng là quá trình đi vay và thanh toán các khoản vay tín chấp và thế chấp để chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Để khách hàng có thể hình dung rõ nhất, ford1s.com sẽ đưa bảng tiêu chí chấm điểm để xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC ngay dưới đây:

Bảng tiêu chi chấm điểm khách hàng cá nhân của CIC

Tiêu chíSố điểm tối đaSố điểm tối thiểu
Chấm điểm tín dụng (Chiếm 100%)
I. Số dư nợ và tình trạng nợ
I.1. Tổng dư nợ6040
I.2. Số lượng các tổ chức tín dụng hiện đang còn nợ6040
I.3. Nhóm nợ cao nhất hiện tại160-30
I.4. Kỳ hạn trả nợ gốc4030
II. Lịch sử trả nợ
II.1. Số tháng xuất hiện nợ không đủ tiêu chuẩn trong 1 năm gần nhất1200
II.2. Số năm có nợ xấu trong quan hệ tín dụng trong 3 năm gần nhất1200
III.3. Số tổ chức tín dụng có nợ xấu trong 3 năm gần nhất12020
III. Lịch sử quan hệ tín dụng
III.1. Số năm có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng3020
III.2. Số lần vay nợ mới trong 3 năm gần nhất4030
Tổng cộng750150

CIC sẽ tiến hành thu thấp thông tin thông về khách hàng để chấm điểm tín dụng. Chỉ tiêu chấm điểm được sử dụng theo nhóm, sau đó đưa vào mô hình để tính điểm theo trọng số và quy đổi điểm sang bảng xếp hạng tương ứng.

Bảng xếp hạng tín dụng khách hàng của CIC

Tổng điểmKhoảng cách điểmXếp hạng tín dụng
Điểm từ 150 – 321Khoảng cách 171Rủi ro rất cao (E)
Điểm từ 322 – 430Khoảng cách 108Rủi ro cao (D)
Điểm từ 431 – 569Khoảng cách 138Rủi ro trung bình (C)
Điểm từ 570 – 679Khoảng cách 109Rủi ro thấp (B)
Điểm từ 680 – 750Khoảng cách 70Rủi ro rất thấp (A)

Việc xấp hạng khách hàng cá nhân sẽ được tiến hành theo bảng trên đây và sẽ là nguồn dữ liệu giúp ngân hàng quyết định hạn mức cho vay và lãi suất cho vay đối với khách hàng.

C. CÁCH THỨC NÂNG CAO HẠNG TÍN DỤNG TRÊN CIC

Làm thế nào để được xếp hạng rủi ro thấp trong bảng xếp hạn tín dụng?

Làm thế nào để được xếp hạng rủi ro thấp trong bảng xếp hạn tín dụng?

Để được xếp hạng tín dụng ở nhóm có rủi ro rất thấp, đồng nghĩa với việc khách hàng cần cải thiện điểm tín dụng. Việc nâng điểm tín dụng khách hàng có thể thực hiện thông qua một số lưu ý sau:

– Thanh toán đúng hạn các khoản nợ hiện thời: Khi khách hàng có khoản vay nào tại ngân hàng thì cần theo dõi việc trả nợ đúng hạn. Khi khách hàng thanh toán đầy đủ các khoản nợ đúng hạn sẽ giúp khách hàng nâng cao điểm tín dụng, cũng như xếp hạng tín dụng khách hàng sẽ ở nhóm có rủi ro thấp, khả năng được vay vốn về sau với các khoản vay lớn có hạn mức cao là rất cao.

– Thường xuyên kiểm tra báo cáo tín dụng: Báo cáo tín dụng là bản thông tin chi tiết về lịch sử tín dụng của khách hàng, bao gồm các  khoản vay, thanh toán trễ hạn…để chấm điểm tín dụng của khách hàng. Do đó, khách hàng cần kiểm tra thông tin sai sót nếu có về tình hình các khoản nợ và thanh toán.

– Chỉ vay các khoản vay trong khả năng chi trả: Trước khi vay ngân hàng khách hàng cần tự tính toán được khoản tiền hàng tháng mà mình cần trả cho ngân hàng xem hàng tháng mình cần trả là bao nhiêu. Khi đã đánh giá được nhu cầu của mình cũng như mức thu nhập hiện tại, khách hàng nên vay các khoản vay mà chi phí trả nợ hàng tháng không quá 50% thu nhập để đảm bảo không mất khả năng thanh toán, góp phần nâng cao điểm tín dụng cho khách hàng.

Hi vọng các thông tin trên đây đã giúp khách hàng có thể giải đáp được các băn khoăn về xếp hạng tín dụng là gì? Đồng thời hiểu được các cách cơ bản để nâng coa điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của mình trên CIC.

Mọi thắc mắc cần tư vấn vay trả góp mua xecheck CIC miễn phí, khách hàng vui lòng liên hệ đến ford1s.com qua hotline 24/7: 09.68.68.57.11

CÁC TIN LIÊN QUAN